• English
  •  
    • Tin tức
    • Tủ sách
    • Video
    

    Những phát hiện mới về Tế bào gốc trưởng thành trong Ung thư tuyển tiền liệt

    Một nghiên cứu khoa học cho thấy những phát hiện mới về các tế bào tuyến tiền liệt, từ đó có thể vạch ra những chiến lược tương lai cho việc điều trị các dạng ung thư tuyến tiền liệt hiếu chiến và kháng lại trị liệu.

    Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, các lớp tế bào đáy tuyến tiền liệt có chứa các tế bào gốc trưởng thành với một profile biểu hiện gen độc đáo giống như ung thư tuyến tiền liệt dạng nguy hiểm nhất. Công trình này được thực hiện tại trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas, Hoa Kỳ, được đăng tải trực tuyến ngày 29-02-2016 trên Naturre Communications.

    "Vấn đề trở nên tranh cãi nhiều là liệu tuyến tiền liệt của con người có chứa tế bào gốc trưởng thành hay không và chúng có nằm trong phần lót hoặc tế bào luminal hay không?". Dean Tang- một giáo sư về Epigenetics and Molecular Carcinogenesis nói: "Công trình nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng rằng, lớp tế bào đáy (cơ bản) tuyến tiền liệt có ẩn náu các tế bào gốc trưởng thành có thể tự làm mới và nó được làm giàu trong các gen tế bào gốc ".

    Tang và nhóm nghiên cứu của ông mà đứng đầu là TS Dingxiao Zhang- một giảng viên trong phòng thí nghiệm của Tang đã chỉ rõ "nền tảng lý thuyết của của việc kết hợp Pol-1 và các chất ức chế MYC để điều trị các dạng ung thư tuyến tiền liệt hiếu chiến cao kháng lại trị liệu nội tiết".

    Pol-1 là một enzyme liên quan đến sự sao chép DNA và MYC là một gen điều hòa, giữ vai trò quan trọng trong biến nạp và sự chết của của tế bào.

    Tuyến tiền liệt có chứa các tế bào đáy và luminal, cả 2 đều được xác định là "tế bào gốc- cells -of- origin" trong các nghiên cứu gần đây trên chuột. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là liệu có tế bào gốc hiện diện ở tuyến tiền liệt của con người hay không?- đó vẫn là vấn đề còn tiếp tục tranh cãi cho tới tận bây giờ.

    Nhóm của Tang đã hoàn tất việc phân tích hệ gen của các tế bào đáy và luminal tuyến tiền liệt lành tính của người nhờ việc sử dụng công nghệ giải trình tự RNA và phát hiện ra rằng chúng có biểu hiện gen một cách khác biệt, và một số tế bào đáy được đại diện cho các tế bào gốc trưởng thành có khả năng tự làm mới .

    "Đáng chú ý là, chúng tôi phát hiện thấy các tế bào gốc lớp đáy cũng biểu hiện một tập hợp lớn các gen tiền thần kinh (proneural) thường liên quan đến điều hòa phát triển hệ thần kinh", Tang nói, " những gen tiền thần kinh này dường như giữ vai trò quan trọng trong việc trao đổi các đặc tính giống như tế bào gốc trên một số tế bào đáy". Phát hiện này rất quan trọng bởi vì có một tập hợp nhỏ ung thư tuyến tiền liệt (dưới 5%) có tính hiếu chiến rất cao và không đáp ứng với điều trị ung thư kháng tiền liệt tuyến đương thời như trị liệu nội tiết".

    "Đàng ngạc nhiên là, những loại ung thư khó diều trị này cũng biểu hiện chữ ký gen (gene signature) trùng với profile biểu hiện gen tế bào gốc cơ bản bình thường của chúng ta, điều đó cho thấy đối với các ung thư tuyến tiền liệt này thì các tế bào gốc cơ bản (đáy) có thể đại diện cho các tế bào gốc". Tang nói "về mặt ý nghĩa, các dữ liệu biểu hiện gen tế bào gốc cơ bản cũng liên quan đến ung thư kháng trị liệu nội tiết -một căn bệnh gây chết người đối với hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển".

    Nhóm của Tang cũng phát hiện ra rằng, các tế bào gốc cơ bản được làm giàu trong một bộ phận gen được điều tiết một phần bởi MYC. Điều đó làm dấy lên hy vọng là đối với mối nguy hiểm nhất của ung thư tuyến tiền liệt và các ung thư tuyến tiền liệt kháng trị liệu có thể có thêm một sự lựa chọn mới trong việc trị liệu.

    "Các nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng, phương pháp điều trị với việc kết hợp Pol-1 và các chất ức chế MYC có thể là một cách giải quyết vấn đề trị liệu một cách tiềm năng cho các ung thư tuyến tiền liệt kháng trị liệu nội tiết và đã di căn cao",  Tang nói.

    PGS.TS Nguyễn Văn Kình

    source: Gene Therapy DailyNews.

     

     

     

    Các tin khác
    
    Tủ sách
    Video
    Liên kết website

     PGS.TS. Nguyễn Văn Kình

    Copyright © 2016,